Mới đây Tiến sĩ khoa học Trương Bình Nguyên – Viện trưởng Viện nghiên
cứu và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (ĐH Đà Lạt) cùng hai cộng sự
của mình là Tiến sĩ Đinh Minh Hiệp và Phó giáo sư – Tiến sĩ Lê Huyền Ái
Thúy cho biết họ đã nghiên cứu thành công quy trình nuôi cấy sinh khối
hệ sợi và khảo sát một số hoạt tính sinh học của các cao chiết từ sinh
khối nấm đông trùng hạ thảo, chi Cordyceps Sinensis.
  |
Tiến sĩ Nguyên và Tiến sĩ Hiệp thuyết trình về công trình của mình.
|
Để
đánh giá về công trình này, ngày 30/7 vừa qua, một Hội đồng khoa học
gồm bảy thành viên là các giáo sư, tiến sĩ trong lĩnh vực nghiên cứu vi
sinh vật và công nghệ sinh học đã được thành lập bởi Sở Khoa học và Công
nghệ TP.HCM.
Tại buổi nghiệm thu này, sau khi căn cứ vào bảng
phân tích AND và các thành phần lý hóa, Hội đồng nói trên đã xác định
sản phẩm thu được từ công trình nghiên cứu của các tiến sĩ chính là sinh
khối đông trùng hạ thảo được nuôi cấy từ nguồn gen Cordyceps Sinensis.


“Công
trình này đạt 82,7 điểm (so với 50 điểm để đạt yêu cầu và khẳng định
nghiên cứu thành công)”. – Giáo sư Nguyễn Minh Đức, Chủ tịch Hội đồng
khoa học cho biết.
Ngoài ra, các thành viên khác cũng nhận định
rằng đây là công trình nghiên cứu có giá trị lớn cả về mặt khoa học và
giá trị ứng dụng trong thực tiễn.
Theo Tiến sĩ Phạm Thành Hổ - ĐH
Khoa học Tự nhiên TP.HCM thì công trình này đã khắc phục được điểm yếu
của Việt Nam so với thế giới, đó là tạo ra chế phẩm nấm y dược.
Cordyceps
Sinensis là tên của một chi nấm đông trùng hạ thảo được đặt bởi Pier
Andrea Saccardo (một nhà thực vật học người Ý) vào năm 1878, đây được
coi là chi nấm có giá trị tốt nhất đối với sức khỏe con người so với
những chi nấm khác.
Hiện nay trên thế giới mới chỉ có 5 nước
nghiên cứu thành công công nghệ nuôi cấy chi nấm Cordyceps Sinensis là
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Việt Nam. Sản phẩm từ các nước này
được đánh giá là có chất lượng tương đương nhau.
(Theo Infonet)